Nhảy aptomat thì phải làm thế nào?

Mọi hệ thống điện đều cần một aptomat tổng để bảo vệ. Tình trạng aptomat bị nhảy không chỉ gây gián đoạn trong việc sử dụng thiết bị điện mà còn tiềm ẩn nguy cơ chập cháy và hư hại hệ thống. Vậy tại sao aptomat lại bị nhảy thường xuyên? Vì sao aptomat bị nhảy liên tục? Hãy cùng tìm hiểu qua bài tư vấn sau của BTB Electric.

Những nguyên nhân khiến aptomat bị nhảy

Nhiệm vụ chính của CB tổng là để bảo vệ hệ thống điện khỏi các nguy cơ như quá tải, ngắn mạch, rò rỉ điện, và các rủi ro điện khác. Khi aptomat nhảy, điều này thường báo hiệu rằng hệ thống có thể đã gặp một trong những vấn đề này. Tuy nhiên, nếu aptomat nhảy một cách bất thường hoặc liên tục, có thể thiết bị đó đang bị lỗi.



Các nguyên nhân chính khiến aptomat bị nhảy bao gồm:

  • Quá tải điện: Khi nhiều thiết bị cùng hoạt động quá công suất tải của aptomat, hoặc tất cả thiết bị cùng khởi động khi bật lại hệ thống điện, dẫn đến hiện tượng nhảy aptomat.
  • Chập điện do thời tiết: Chập cháy, rò rỉ điện, hoặc ẩm ướt từ mưa có thể khiến aptomat nhảy, đây là biện pháp bảo vệ an toàn cho hệ thống.
  • Dây điện hư hỏng hoặc chất lượng kém: Dây điện không còn chịu tải tốt do bị ăn mòn, chuột cắn, hoặc hỏng, gây nóng, rò rỉ điện và chập cháy.
  • Aptomat kém chất lượng: Điểm tiếp xúc aptomat mòn hoặc hỏng sau thời gian dài sử dụng, cũng như aptomat có công suất chịu tải thấp hơn yêu cầu của hệ thống, dẫn đến nhảy bất thường và liên tục.
  • Đoản mạch: Dây điện bị hở và tiếp xúc giữa dây nóng và dây nguội gây ra đoản mạch, khiến aptomat bị nhảy và không thể gạt lên lại.
=>> Chi tiết các nguyên nhân tại: Cách xử lý trong các trường hợp nhảy aptomat

3 cách xử lý khi aptomat nhảy

Nắm bắt chính xác nguyên nhân CB bị nhảy giúp bạn sửa chữa dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. Bạn có thể tham khảo các phương án:

Thay mới aptomat

Thay mới aptomat để xác định nguyên nhân gây nhảy, kiểm tra chất lượng aptomat hoặc kết nối với dây điện.



Các bước thực hiện:

  • Ngắt nguồn điện: Sử dụng bút thử điện để kiểm tra vị trí aptomat.
  • Tháo aptomat: Dùng tua vít để tháo hộp điện, lỏng vít dây nóng và lạnh, rồi tháo aptomat nghi ngờ.
  • Lắp aptomat mới: Đặt vào vị trí cũ và kết nối lại dây điện.
  • Kiểm tra hoạt động: Bật aptomat và nguồn điện để kiểm tra.

Nếu aptomat không còn nhảy, có thể kết luận aptomat cũ bị hỏng hoặc kém chất lượng. Chọn aptomat mới với chất lượng và công suất cao hơn, có thêm tính năng an toàn như chống giật, chống sét.

Kiểm tra tổng thể hệ thống điện

Kiểm tra dây dẫn, ổ cắm và môi trường dẫn điện để xác định nguyên nhân dây dẫn kém chất lượng, quá tải, hư hại hoặc ẩm mốc tường, những yếu tố có thể gây nhảy aptomat.



Các bước thực hiện:

  • Kiểm tra độ ẩm tường: Xác định tường có ẩm không và liệu có dây điện đi qua khu vực ấy.
  • Kiểm tra dây dẫn: Tìm kiếm các dấu hiệu dây dẫn bị hở, đứt, hoặc chuột cắn, đặc biệt tại hộp điện và nơi dây điện không được bọc bảo vệ.
  • Tháo và kiểm tra ổ cắm, công tắc: Tháo rời và dùng băng cách điện bịt kín các đầu dây nóng và nguội.

Sau mỗi bước, bật lại aptomat để kiểm tra. Nếu aptomat vẫn nhảy, tiếp tục loại trừ nguyên nhân và chuyển sang bước tiếp theo.

Kiểm tra các thiết bị điện

Kiểm tra các thiết bị điện trong hệ thống để đánh giá công suất sử dụng và phát hiện thiết bị xung đột.



Các bước thực hiện:

  • Kiểm tra từng thiết bị: Ngắt kết nối và kiểm tra lần lượt từng thiết bị. Nếu aptomat nhảy sau khi kiểm tra, thiết bị đó không phải nguyên nhân. Nếu aptomat không nhảy, thiết bị đó có thể đang xung đột với hệ thống.
  • Đánh giá công suất: Tính toán tổng công suất sử dụng của hệ thống và so sánh với công suất của aptomat. Nếu tổng công suất vượt quá khả năng chịu tải của aptomat, cần thay thế aptomat bằng cái có công suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu của hệ thống.

Xem thêm: So sánh các loại cầu dao đảo chiều hiện nay

Nhận xét